CỐT BÁCH BỔ - Giải quyết các vấn đề về xương khớp

Hỗ trợ trực tuyến

Tư vấn viên 2

Tư vấn viên 2

0942 518 786

Liên hệ với tôi qua:

Tư vấn viên 1

Tư vấn viên 1

0942 518 786

Liên hệ với tôi qua:

Sụn và xương dưới sụn: “Bộ đôi” hư tổn tàn phá khớp

Các nghiên cứu khoa học gần đây khẳng định, bên cạnh sự hư hại sụn, xương dưới sụn cũng tổn thương cùng lúc và tác động tiêu cực lên nhau đẩy tiến trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn, nặng nề hơn. Vì vậy, nếu có thể tác động đồng thời vào sụn và xương dưới sụn, bảo tồn tối đa hai thành phần này sẽ là hướng đi bền vững, toàn diện trong phòng và điều trị thoái hóa khớp.

- Xem thêm>> Cốt bách bổ
 
 


PGS-TS-BS Nguyễn Thị Ngọc Lan
 
Vai trò “sống còn” của sụn và xương dưới sụn trong tổ chức khớp
 
Trong cấu trúc khớp, sụn và xương dưới sụn là hai thành phần chính yếu, giúp con người duy trì chức năng vận động.
 
Sụn đóng vai trò như miếng đệm bao bọc lấy đầu xương, ngăn không cho các đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau, giúp chống sốc, điều chỉnh áp lực trong khoang khớp để khớp có thể vận động bình thường.
 
Xương dưới sụn - phần nằm ngay sát bên dưới sụn, đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ tích cực cho sụn trong việc chống sốc, giảm áp lực, giúp khớp vận động dễ dàng. Bên cạnh đó, xương dưới sụn còn cung cấp một phần dinh dưỡng cho lớp sụn can-xi liền kề và thúc đẩy quá trình chuyển hóa nơi sụn.
 
Bình thường, các tế bào hủy xương thường xuyên hủy xương dưới sụn để tế bào tạo xương tạo nên xương mới, nhằm duy trì và tăng cường khả năng chịu lực của xương dưới sụn. Ở người trẻ và khỏe mạnh luôn có sự cân bằng giữa hai quá trình tạo xương và hủy xương, do đó phần xương dưới sụn luôn đảm bảo thực hiện các chức năng của nó.
 
Sụn và xương dưới sụn tổn thương đồng thời
 
Nghiên cứu cho thấy, sự tấn công liên tục của quá trình lão hóa tự nhiên và các tác động cơ học từ những hoạt động hàng ngày khiến các tế bào sụn và xương dưới sụn mất cân bằng giữa hủy hoại và tái tạo, quá trình hủy hoại diễn ra nhanh chóng dẫn tới thoái hóa.
 
Tiến trình thoái hóa khớp được đặc trưng ngay từ đầu bởi những tổn thương cùng lúc của sụn và xương dưới sụn. Giai đoạn đầu, hình ảnh X-quang đã cho thấy lớp mô sụn không còn được nguyên vẹn mà mỏng đi. Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, bị xơ hóa, mật độ khoáng và sự bền chắc giảm sút rõ rệt, xuất hiện các vết nứt nhỏ.
 
Trong quá trình sụn bị bào mòn, bong tróc ra cùng lúc đó, các vết nứt nhỏ ở xương dưới sụn làm gián đoạn quá trình liên lạc thông tin giữa các tế bào tạo xương và chu chuyển xương, khiến xương không được làm mới và dẫn đến sự hủy hoại tế bào xương, tạo ra các vùng xương rỗng, vùng xương dày - xơ xen kẽ, nhất là tại các khớp chịu lực lớn như khớp gối, cột sống…
 
Giai đoạn nặng, khi sụn bị hủy hoại hoàn toàn, gần như mất hẳn, hai đầu xương dưới sụn sẽ trực tiếp “đối mặt” nhau kèm theo quá trình “mọc” nhiều gai xương khiến biến dạng khớp, tổn thương toàn bộ cấu trúc khớp, dẫn tới đau nhức kinh niên và tàn phế vĩnh viễn.
 
Tác động tiêu cực lên nhau đẩy nhanh thoái hóa khớp
 
Trong tiến trình thoái hóa khớp, sụn và xương dưới sụn có mối liên quan mật thiết với nhau, chỉ cần một trong hai thành phần bị tổn thương sẽ tác động xấu đến thành phần còn lại.
 
Sụn và xương dưới sụn tổn thương cùng lúc, tác động tiêu cực lên nhau khiến khớp thoái hóa nhanh hơnvà nặng nề hơn
 
Sụn thoái hóa, bề mặt nứt gãy, bong tróc không bảo vệ được các đầu xương, ngược lại còn chà xát vào đầu xương dưới sụn, là yếu tố làm hủy hoại xương dưới sụn. Xương dưới sụn bị tổn thương khiến lớp sụn mất đi "điểm tựa" chịu lực và một nguồn cung cấp dinh dưỡng, đồng thời còn làm xuất hiện các chất gây viêm cytokine tác động xấu tới sụn, khiến sụn hư hại nhanh hơn.
 
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ hai chiều này bằng cách gây chấn thương khớp gối ở chuột. Trong tuần lễ từ 1 đến 4, sụn bị yếu đi làm tăng áp lực lên các vùng sụn này và dẫn đến sự tăng lực tác động lên phần xương dưới sụn. Những tín hiệu phản hồi về cơ thể sẽ làm gián tiếp tăng sự tạo xương, gây nên hiện tượng xơ đặc xương dưới sụn. Sự tăng xương bất thường này không làm xương chắc hơn mà lại làm hoại tử xương, gây chết xương dưới sụn, từ đó tác động tiêu cực ngược trở lại lớp sụn liền kề, khiến chúng vừa bị tổn thương nhanh chóng và vừa trở thành yếu tố tăng cường tổn thương ở xương dưới sụn… Vòng xoắn bệnh lý này cứ tiếp diễn khiến thoái hóa khớp ngày một nhanh và nặng nề hơn.
 
Mục tiêu bền vững trong phòng và điều trị thoái hóa khớp
 
Làm chậm tiến trình thoái hóa, bảo tồn hệ xương khớp là một trong những thách thức của y học hiện đại. Việc điều trị bằng thuốc giảm đau, kháng viêm tồn tại nhiều tác dụng không mong muốn, không khắc phục được từ gốc, chỉ dùng ở giai đoạn cấp tính và phải có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc chữa trị không đúng cách, sử dụng sản phẩm đội lốt Đông y không rõ nguồn gốc nguyên liệu, không có chứng minh khoa học làm lu mờ triệu chứng bệnh, khiến khớp càng xuống cấp trầm trọng.
 
Những năm gần đây, việc nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn bằng hoạt chất sinh học từ thiên nhiên tuy đã được công nhận hiệu quả đáng kể, song thành phần quan trọng bậc nhất còn lại trong cấu trúc khớp là xương dưới sụn vẫn còn bỏ ngỏ.
 
Những phát hiện về mối quan hệ chặt chẽ giữa sụn và xương dưới sụn trong quá trình phát triển và thoái hóa, cũng như sự tổn thương đồng thời của hai thành phần này trong cơ chế bệnh sinh thoái hóa khớp đã mở ra hướng phòng và điều trị mới. Theo đó, nếu có thể tác động đồng thời vào sụn và xương dưới sụn, cân bằng lại quá trình hủy hoại và tái tạo của các tế bào tại đây, phục hồi song song hai yếu tố này sẽ là giải pháp hữu hiệu và trúng đích trong việc phòng trị thoái hóa khớp.
 
Hơn cả bệnh tim mạch và ung thư, viêm khớp là nhóm bệnh lý tăng cao nhất sau tuổi 40. Trong đó, thoái hóa khớp chiếm đến 50%. Tại Việt Nam, tỷ lệ người thoái hóa khớp trên 35 tuổi là 30%, 60% ở người trên 65 tuổi, và lên đến 85% ở nhóm người từ 80 tuổi trở lên. Những tổn thương khớp đã bắt đầu xuất hiện ngay từ tuổi 30. Tuy nhiên, bệnh nhân cơ xương khớp ít khi đến bác sĩ chuyên khoa mà tự ý dùng thuốc.
 
Theo thống kê của Hiệp hội Thấp khớp Mỹ, 52% người tự ý mua các sản phẩm giảm đau khi xương khớp bị đau nhức. Tại Việt Nam, tình trạng người dân tự sử dụng các sản phẩm chữa bệnh khớp càng trở nên đáng lo ngại. Sử dụng vô tội vạ thuốc giảm đau chỉ làm giảm đau tạm thời, nhưng quá trình thoái hóa khớp vẫn tiếp tục diễn ra, thậm chí đẩy nhanh tốc độ bào mòn sụn khớp và xương dưới sụn. Không chỉ làm chậm chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm, người bệnh còn phải đối mặt với vô số phản ứng phụ nếu dùng trong một thời gian dài.
 
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
– Người bệnh đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, sưng đau các khớp, viêm khớp dạng thấp...
– Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về liệu trình điều trị, chữa khỏi dứt điểm bệnh xương khớp không lo bị tái phát: Hotline: 024 6327 8988, Di động: 0942 518 786

* Hoặc để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn miễn phí:
Gọi lại cho tôi

ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MẠI

Đăng ký để nhận được thông tin khuyến mãi của
COTBACHBO.COM
Đăng ký

CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Ảnh 3 Ảnh 2
Hotline: 0942.518.786 Đặt mua trực tuyến
CỐT BÁCH BỔ - GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN CHO BỆNH XƯƠNG KHỚP
thuoc-tri-xuong-khop-cot-bach-bo-max.png
485.000 VNĐ
ƯU ĐÃI LỚN
Mua 5 tặng 1 | Mua 10 tặng 3
Bạn bị : Đau nhức xương khớp, tê bì tay chân, đau thần kinh tọa, viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm…
Tất cả các vấn đề xương khớp sẽ được giải quyết sau 3-4 liệu trình sử dụng Cốt Bách Bổ
ĐẶT HÀNG CỐT BÁCH BỔ CHÍNH HÃNG!
Họ và tên*
SDT*
ĐẶT HÀNG
Hotline: (024) 63278988/0942.518.786